14/7/14

Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam 5 tháng đầu năm 2014

Cao su
Hình: Cao su
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2014 sang các thị trường đạt 250.758 tấn cao su, trị giá 491.279.447 USD, giảm 17,54% về lượng và giảm 37,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 1.842 USD/tấn, giảm 28,9% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 97.997 tấn, trị giá 185.491.468 USD, giảm 33,68% về lượng và giảm 48,82% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Malaysia là thị trường lớn thứ hai, với 43.394 tấn, trị giá 79.437.911 USD, giảm 22,2% về lượng và giảm 46,64% về trị giá. Thị trường xuất khẩu lớn thứ ba là Ấn Độ, với lượng xuất 15.391 tấn cao su, trị giá 32.472.132 USD, tăng 7,49% về lượng nhưng giảm 19,76% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung trong 5 tháng đầu năm 2014, hầu hết các thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 4 thị trường có mức tăng trưởng: xuất sang Indonêsia tăng 31,79% về lượng và tăng 1,45% về trị giá; xuất sang Pháp tăng 36,09% về lượng và tăng 3,81% về trị giá; xuất sang Canađa tăng 109,92% về lượng và tăng 59,03% về trị giá; xuất sang Hà Lan tăng mạnh nhất, tăng 584,46% về lượng và tăng 407,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu cao su Việt Nam 5 tháng đầu năm 2014
 
Nước5Tháng/2013 5Tháng/2014
Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước (%)
 Lượng (tấn)Trị giá (USD)Lượng (tấn)Trị giá (USD) Lượng
Trị giá 
Tổng304.081788.534.220250.758491.279.447-17,54-37,7
Trung Quốc147.765362.458.76997.997185.491.468-33,68-48,82
Malaysia55.774148.861.68743.39479.437.911-22,2-46,64
Ấn Độ14.31840.467.17415.39132.472.132+7,49-19,76
Hàn Quốc12.23931.370.86611.73423.248.374-4,13-25,89
Hoa Kỳ9.19923.011.48110.92620.824.946+18,77-9,5
Đức10.92931.254.5278.56618.629.223-21,62-40,4
Đài Loan10.90632.401.6538.62215.506.010-20,94-52,14
Thổ Nhĩ Kỳ5.50014.339.9486.37512.684.157+15,91-11,55
Nhật Bản3.27810.028.6074.2039.646.814+28,22-3,81
Hà Lan6051.836.3534.1419.312.187+584,46+407,1
Indonêsia3.1027.424.5404.0887.531.919+31,79+1,45
Italia3.0428.690.5983.5007.167.77615,06-17,52
Braxin2.8117.712.0992.7675.617.266-1,57-27,16
Pakistan1.5404.122.6801.8783.935.794+21,95-4,53
Pháp1.2113.606.5871.6483.743.914+36,09+3,81
Bỉ2.1354.552.0802.1683.712.622+1,55-18,44
Nga1.6714.870.8081.3652.926.059-18,31-39,93
Canađa5951.772.5691.2492.818.965+109,92+59,03
Achentina1.1643.284.1971.3222.760.589+13,57-15,94
Anh1.0202.801.6718091.767.290-20,69-36,92
Hồng Kông9612.785.7327061.422.154-26,53-48,95
Phần Lan1.2103.732.4584641.056.319-61,65-71,7
Thụy Điển4231.257.801423940.3970-25,23
Mêhicô4581.219.769330693.935-27,95-43,11
Ucraina4461.294.500290605.340-34,98-53,24
Séc197605.693222502.51912,69-17,03
Singapo3691.803.547152337.532-58,81-81,29
 
T.Nga
Nguồn: Vinanet

Xuất khẩu cao su giảm 33% giá trị

Cao su
Hình: Cao su
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Ước tính khối lượng XK cao su tháng 6 đạt 86 nghìn tấn với giá trị 153 triệu USD, với ước tính này 6 tháng đầu năm XK cao su đạt 337 nghìn tấn với giá trị đạt 644 triệu USD, giảm 11,7% về khối lượng và giảm 33% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá cao su XK bình quân 5 tháng đầu năm đạt 1.842 USD/tấn, giảm 28,9% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể: Trung Quốc giảm 53,67% về khối lượng và giảm 53,67% về giá trị; Malaysia giảm 21,09% về khối lượng và giảm 45,93% về giá trị. Trong 5 tháng đầu năm, thị trường Hà Lan có tốc độ tăng nhanh nhất, gấp hơn 6 lần về lượng và hơn 5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, ước khối lượng NK cao su trong tháng 6 đạt 23 nghìn tấn với giá trị đạt 49 triệu USD, đưa khối lượng NK mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm đạt 141 nghìn tấn, giá trị NK đạt 296 triệu USD, giảm 8,7% về lượng và giảm 15,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường NK cao su chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc (chiếm 21,4%), Nhật Bản (17,6%) và Campuchia (10,4%). Trung Quốc là thị trường NK cao su lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 5,8% tổng kim ngạch NK. So với cùng kỳ năm 2013, tổng khối lượng NK cao su từ thị trường này trong 5 tháng đầu năm 2014 tăng 15,8%, kim ngạch NK tăng 5,8%.
Nguồn: Báo Hải quan

Tây Ninh: Xuất khẩu cao su giảm mạnh

Sở Công Thương Tây Ninh cho biết, 6 tháng đầu năm, lượng mủ cao su cốm xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 30.000 tấn, giảm 10%; giá trị đạt 59.000 USD, giảm 33% so cùng kỳ năm ngoái. 
Nguyên nhân dẫn đến mặt hàng cao su xuất khẩu giảm mạnh về số lượng và giá trị là do thị trường Trung Quốc trong năm qua đã hạn chế tối đa nhập khẩu mặt hàng này, trong khi 80% sản phẩm cao su của các doanh nghiệp tại Tây Ninh là xuất sang Trung Quốc. Do lượng hàng ứ đọng nhiều ngay tại nhà máy và ngoài cửa khẩu, nên sản phẩm cao su bị các doanh nghiệp nhập khẩu ép giá từ 3.000 USD/tấn (thời điểm tháng 6/2013), đến nay chỉ còn 1.984 USD/tấn. 
Tuy giá giảm mạnh, nhưng các doanh nghiệp cũng khó giải phóng hàng do 60% mặt hàng cao su tại đây chỉ sản xuất dạng thô (dạng mủ cốm), chất lượng không đạt yêu cầu để đưa sang thị trường khác như EU, Mỹ, Singapore, Ấn độ... Tính đến giữa tháng 6/2014 trên địa bàn tỉnh còn khoảng 10.000 tấn mủ cao su thành phẩm tồn kho chưa bán được. 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, hiện trên địa bàn tỉnh có 98.170 ha cao su, được bố trí nhiều nhất tại các huyện Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu và Châu Thành, trong đó diện tích đã cho sản phẩm 76.989 ha, sản lượng 165.372 tấn (quy khô)/năm. Toàn tỉnh cũng có 22 doanh nghiệp, nhà máy mủ cao su với tổng công suất chế biến trên 200.000 tấn mủ (quy khô)/năm. Do mặt hàng cao su ế ẩm, kinh doanh thua lỗ, đến nay ít nhất đã có 5 nhà máy chế biến cao su trên địa bàn tỉnh đã đóng cửa, ngừng hoạt động.
Nguồn: TTXVN

Xuất khẩu cao su và gạo sụt giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm

Cao su
Hình: Cao su
Tiếp tục đứng trong tốp đầu những mặt hàng có sự gia tăng cả về sản lượng và giá trị là ngành hàng cà phê.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,6%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 3,01 tỷ USD, tăng 14,9%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,45 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Càphê và hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục duy trì vị trí là ngành hàng có sự gia tăng cả về sản lượng cũng như giá trị; còn những mặt hàng chính như gạo, cao su, chè, sắn và các sản phẩm sắn… lại có sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm-thủy sản tháng Sáu ước đạt 2,227 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 6 tháng đầu năm 2014 lên 14,67 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể, tăng mạnh nhất phải kể đến ngành hàng hạt tiêu với khối lượng xuất khẩu tháng Sáu ước đạt 16 nghìn tấn, với giá trị đạt 127 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm lên 111 nghìn tấn với giá trị 790 triệu USD; tăng 36,2% về khối lượng và tăng 47,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp tục đứng trong tốp đầu những mặt hàng có sự gia tăng cả về sản lượng và giá trị là ngành hàng cà phê, trong tháng Sáu, xuất khẩu càphê ước đạt 109 nghìn tấn với giá trị đạt 229 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu càphê 6 tháng đầu năm ước đạt 1,04 triệu tấn và 2,12 tỷ USD; tăng 31,7% về khối lượng và tăng 24,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.
Đặc biệt, ngành thủy sản tiếp tục là điểm sáng trong kim ngạch xuất khẩu của ngành với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Sáu ước đạt 536 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 3,45 tỷ USD; tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong khi đó, nhiều ngành hàng lại có sự sụt giảm đáng kể cả về giá trị và sản lượng xuất khẩu. Giảm mạnh nhất là ngành hàng cao su giảm 33% về giá trị và giảm 11,7% về sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái; còn ngành hàng sắn và sản phẩm từ sắn với tổng sản lượng 6 tháng đầu năm chỉ đạt chưa đầy 1,8 triệu tấn giảm 13% về khối lượng và giảm 12,8% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.
Đáng chú ý, ngành gạo vẫn theo đà sụt giảm từ đầu năm tới nay, khối lượng gạo xuất khẩu trong sáu tháng giảm 9,9% và giảm 8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, khối lượng gạo xuất khẩu tháng Sáu ước chỉ đạt 479 nghìn tấn với giá trị 212 triệu USD và khối lượng xuất khẩu gạo sáu tháng đầu năm 2014 cũng ước đạt 3,2 triệu tấn với mức giá trị xuất khẩu khoảng 1,44 tỷ USD.

Nguồn: Vietnamplus

6/5/14

Xuất khẩu cao su giảm cả lượng và giá trị

Cao su nguyên liệu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Ước tính khối lượng XK cao su tháng 4 đạt 38 nghìn tấn với giá trị 74 triệu USD, với ước tính này 4 tháng đầu năm 2014 XK cao su đạt 189 nghìn tấn với giá trị đạt 378 triệu USD, giảm 17,9% về khối lượng và giảm 38,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá cao su XK bình quân 3 tháng đầu năm 2014 đạt 2.010 USD/tấn, giảm 25,1% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể: Trung Quốc giảm 37,5% về khối lượng và giảm 53,96% về giá trị; Malaysia giảm 29,23% về khối lượng và giảm 49,6% về giá trị. Thị trường Hà Lan có tốc độ tăng nhanh nhất, gấp hơn 6 lần so với 3 tháng đầu năm 2013.
Bộ NN&PTNT cũng cho biết: Ước khối lượng NK cao su trong tháng 4 đạt 23 nghìn tấn với giá trị đạt 50 triệu USD, đưa khối lượng NK mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm đạt 99 nghìn tấn, giá trị NK đạt 206 triệu USD, tăng nhẹ 0,1% về lượng nhưng giảm 12,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Thị trường NK cao su chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc (chiếm 19,4%), Nhật Bản (18,1%) và Campuchia (10,5%).

Nguồn: Báo Hải quan

Nhập khẩu cao su giảm cả lượng và trị giá, trong quý 1 năm 2014


Cao su nguyên liệu
(VINANET)- Theo số liệu của Tổng cục hải quan, nhập khẩu cao su về Việt Nam trong quí I/2014 đạt 75.501 tấn, trị giá 156,45 triệu USD, giảm 2,22% về lượng và giảm 14,72% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Hàn Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Việt Nam, với 15.681 tấn, trị giá 30,28 triệu USD, giảm 2,32% về lượng và giảm 25,29% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, với 10.593 tấn, trị giá 28.257.919 USD, tăng 9,38% về lượng và tăng 4,15% về trị giá. Campuchia là thị trường lớn thứ ba, với 8.316 tấn, trị giá 16.505.623 USD, giảm 32,75% về lượng và giảm 54,39% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Ba thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Campuchia chiếm 45,58% về lượng và 47,9% về lượng nhập khẩu cao su về Việt Nam trong quí I/2014.
Trong quí I/2014, Việt Nam tăng nhập khẩu cao su từ một số thị trường: Thái Lan tăng 15,98% về lượng và tăng 3,72% về trị giá; Trung quốc tăng 49,55% về lượng và tăng 41,59% về trị giá; Hoa Kỳ tăng 25,75% về lượng và tăng 71,51% về trị giá.
Đáng chú ý hai thị trường có mức tăng mạnh nhất là Malaysia và Indonêsia, tăng lần lượt 188,57% về lượng và tăng 266,65% về trị giá, tăng 457,89% về lượng và tăng 258,72% về trị giá.
Nhập khẩu cao su giảm từ một số thị trường trong quí I/2014: từ Pháp giảm 35,12% về lượng và giảm 18,63% về trị giá; từ Canađa giảm 46,93% về lượng và giảm 58,42% và Italia giảm 23,33% về lượng và giảm 47,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu của Hải quan về nhập khẩu cao su 3 tháng đầu năm 2014
Thị trường
3Tháng/2013

3Tháng/2014
3Tháng/2014 so với cùng kỳ năm trước (%)

Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
 Lượng
Trị giá 
Tổng
77.213
183.458.002
75.501
156.454.723
-2,22
-14,72
Hàn Quốc
16.053
40.533.368
15.681
30.281.714
-2,32
-25,29
Nhật Bản
9.685
27.132.780
10.593
28.257.919
+9,38
+4,15
Campuchia
12.365
36.187.655
8.316
16.505.623
-32,75
-54,39
Thái Lan
6.716
14.023.855
7.789
14.545.799
+15,98
+3,72
Đài Loan
7.967
19.515.401
6.455
12.826.388
-18,98
-34,28
Trung Quốc
2.418
5.935.712
3.616
8.404.238
+49,55
+41,59
Nga
3.203
9.917.949
3.229
7.885.451
+0,81
-20,49
Hoa Kỳ
2.505
3.669.877
3.150
6.294.373
+25,75
+71,51
Malaysia
1.041
1.208.505
3.004
4.431.037
+188,57
+266,65
Pháp
1.552
3.202.998
1.007
2.606.347
-35,12
-18,63
Indonêsia
114
403.453
636
1.447.262
+457,89
+258,72
Đức
705
1.212.645
476
1.447.035
-32,48
+19,33
Canađa
456
1.905.099
242
792.053
-46,93
-58,42
Hà Lan
260
415.192
187
518.308
-28,08
+24,84
Anh
236
336.306
96
317.077
-59,32
-5,72
Italia
30
121.022
23
63.178
-23,33
-47,8

T.Nga

Nguồn: Vinanet

Nhập khẩu cao su của Trung Quốc trong tháng 3/2014 tăng 34%


(VINANET) - Trong tháng 3/2014, Trung Quốc đã nhập khẩu 410.000 tấn cao su tự nhiên, tổng hợp, bao gồm mủ cao su, tăng 33,7% so với tháng trước đó, số liệu được đưa ra trong tuần này bởi Tổng cục Hải quan cho biết.

Trong 3 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp của Trung Quốc đạt 1,02 triệu tấn, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vũ Lanh

Nguồn: Vinanet/Bloomberg

Nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ năm 2013/14 tăng 49,3


(VINANET) - Nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ tăng 49,3%, lên mức cao kỷ lục 324.467 tấn trong năm kết thúc 31/3, so với năm trước, do mưa gió mùa dư thừa ảnh hưởng đến sản lượng, Ủy ban cao su nhà nước cho biết.
Sản lượng giảm 7,6%, xuống còn 844.000 tấn trong năm, Ủy ban cho biết trong 1 báo cáo hôm thứ tư (9/4), sau khi mưa lớn làm gián đoạn khai thác mủ cao su ở bang sản xuất hàng đầu Kerala từ tháng 7 đến tháng 9.
Tiêu thụ cao su tự nhiên tăng nhẹ, lên 977.400 tấn so với 972.705 tấn năm trước. Ấn Độ nhập khẩu cao su từ Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.
“Trong những năm qua, sản lượng cao su ở mức lớn. Thậm chí, nếu sản lượng cao su tăng trong năm nay, chúng tôi dự kiến mức tăng đáng kể, khoảng 2%”, Rajiv Budhraja, Tổng giám đốc của Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe ô tô cho biết. “Vì vậy, chúng tôi phải dựa vào nhập khẩu ngay cả trong năm nay”, ông cho biết.
Tiêu thụ cao su tự nhiên của Ấn Độ trong năm từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2015 có thể tăng lên mức cao kỷ lục 1 triệu tấn, do nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe sẽ được cải thiện, Budhraja cho biết.
Trong tháng 3, nhập khẩu cao su tự nhiên Ấn Độ tăng gấp đôi so với năm trước, lên 24.196 tấn, trong khi đó sản lượng giảm 2,8%, xuống còn 52.000 tấn, Ủy ban cho biết.
Đầu tháng này, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên ước tính, Ấn Độ - nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 5 – sẽ nhập khẩu khoảng 300.000 tấn trong năm tài khóa 2014, so với 303.900 tấn năm 2013.
Hiệp hội dự kiến sản lượng cao su của Ấn Độ tăng 12% trong năm 2014, lên 950.000 tấn.
Vũ Lanh

Nguồn: Vinanet/Reuters
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cheap international voip calls